Nguyên nhân Hổ_vồ_người

Tập tính hung dữ

Hổ là loài tấn công và ăn thịt con người nhiều nhất trong tất cả các loài mèo lớn

Việc vồ người bắt nguồn do tập tính vốn có của loài hổ. Vì bản chất, hổ là một loài thú dữ với đặc trưng là tính hung hãn, tính gây hấn rất cao và dễ bị kích động cho nên nếu một con người đến quá gần và làm bất ngờ một con hổ đang ngủ hoặc một con hổ đang ăn (đặc biệt là nếu nó là một con hổ cái với đàn con của mình) thì một con hổ có thể tấn công ngay lập tức và giết chết tươi ngay người đó[7] Không giống như những loài khác, hổ hiếm khi đi vào lãnh địa con người. Hầu hết các vụ tấn công người đều diễn ra giữa ban ngày khi nạn nhân lỡ bước vào lãnh địa của loài hổ,[5] và có thể nói, loài hổ thường hiếm khi chủ động tấn công con người và đa phần các trường hợp bị hổ giết chết là do nạn nhân đi lạc.[8] Trong ít nhất một trường hợp được ghi nhận, một con hổ cái với đàn con của mình đã giết chết 8 người đi vào lãnh thổ của nó nhưng không ăn thịt họ.

Hổ cũng có thể tấn công con người trong trường hợp "nhận dạng nhầm" (ví dụ, nếu con người đang cúi mình và quay lưng trước mặt chúng trong khi kiếm củi, hoặc cắt cỏ) và đôi khi là do một khách du lịch đến quá gần. Một số người cũng khuyên không nên đi xe đạp, hoặc chạy trong khu vực nơi hổ sinh sống để không kích động bản năng săn đuổi mồi của chúng. Peter Byrne đã kể về một người đưa thư ở Ấn Độ, người đã làm việc này bằng cách đi bộ trong nhiều năm mà không gặp vấn đề gì với hổ, nhưng đã bị một con hổ đuổi theo tấn công ngay sau khi anh ta bắt đầu đi xe đạp cho công việc của mình. Có khoảng 85 hoặc ít hơn số người bị giết và bị thương bởi hổ mỗi năm. Những cái chết và thương tích này không phải là tất cả có chủ ý; nhiều vụ việc là tình cờ. Các sự cố liên quan đến cái chết hoặc thương tích được báo cáo cùng nhau trong các số liệu thống kê, theo báo cáo của BBC. Lý do cho nhiều vụ hổ giết và thương tích cho con người là do các sự cố hiếm gặp tại các sở thú, hoặc do những con hổ ăn thịt người ở Ấn Độ. Những con hổ ăn thịt người lang thang khỏi môi trường sống thông thường của chúng vào một khu vực có con người. Những con hổ này bắt đầu rình rập, sau đó săn người để giết và ăn thịt họ. Hành vi này được cho là kết quả trực tiếp của sự thành công vượt bậc của các dự án bảo tồn ở Ấn Độ dành cho hổ.

Trong điều kiện nuôi nhốt, tuy bị giam cầm trong các vườn thú nhưng hổ không hề mất đi tính hoang dã và hung dữ[9] và đã có không ít thông tin về các vụ hổ nuôi tấn công giết chết người tại các vườn thú[10] Tuy nhiên, mặc dù là một con thú mạnh mẽ và táo bạo như vậy nhưng tính khí của hổ lại ưa thích sự trầm lặng, sống một mình và đi khắp núi rừng. Hổ ít tấn công người vì chúng không hiếu chiến như báo hoa mai, nhưng về bản tính thì hổ là loài vật hung hãn, có tập tính lãnh thổ cao và là động vật nguy hiểm, cho nên cũng có những con hổ liều lĩnh và những tai họa khủng khiếp đó mà hổ đã trở thành một con vật được sùng bái ở nhiều nơi.

Bị thương, mất sức

Trong một số trường hợp, hổ thay đổi chế độ ăn uống tự nhiên của mình và trở thành một kẻ ăn thịt người. Điều này thường được cho là do con hổ bị mất khả năng vì vết thương do đạn bắn hoặc lông nhím đâm, hoặc một số yếu tố khác, chẳng hạn như vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật điều này ảnh hưởng đến khả năng săn mồi của hổ, nó khó có thể săn bắt được những con mồi hoang dã nhanh nhẹn mà thay vào đó và chọn đối tượng là những con người vốn chậm chạp và yếu ớt hơn. Thịt người không phải là món ăn hạp khẩu vị của hổ, thức ăn chủ yếu của nó là các loài thú có guốc như nai, hoẳng, mển, sơn dương, heo rừng… đôi khi bắt cả chim, bò sát, ếch nhái để ăn. Song cũng có những con cọp do bị thương tích (bị bắn hay bẫy) nên khả năng săn đuổi mồi bị giảm xuống, nên nó phải chuyển sang tìm một loại vật khác đó là thịt người, khi đã nếm thử sẽ trở thành thói quen. Đối với các con hổ bị tàn phế thì tính khí trở nên liều lĩnh nhưng cũng thận trọng và khôn ngoan hơn.

Hầu hết những con hổ cũng chỉ tấn công con người trong trường hợp có khan hiếm về nguồn thực phẩm. Hổ thường cảnh giác với con người và thịt người không phải là sự ưu tiên trong khẩu phần của loài hổ. Nói cách khác, con người không phải là con mồi ưa thích của loài hổ,[11]. Mặc dù vậy, con người dù sao cũng là một con mồi tương đối dễ dàng dành cho hổ nhất là khi thực phẩm đã khan hiếm. Chính vì vậy những con hổ hay ăn thịt người thường là những con hổ già, ốm yếu, bị gãy răng, cùn móng hoặc bị thương, bị tật. Một trường hợp khám nghiệm tử thi của một con hổ cái đã ăn thịt người cho thấy có trường hợp con hổ có đến hai răng nanh bị gãy, bốn răng cửa bị mất và một lỏng lẻo trên nướu, con cọp này đã tấn công một người thợ.

Thói quen

Một biển cảnh báo về sự hiện diện của hổ Siberia tại một vùng hoang dãNga. Biển ghi chú là "Cảnh báo! Có hổ sống gần đây" theo tiếng Nga.

Hương vị thịt người có thể khơi gợi là việc hổ tấn công người đặc biệt là khi những con hổ đã ăn những xác chết của con người được chôn cất và từ đó tạo ra thói quen săn con người. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam những người lính đã trở thành nạn nhân của con hổ thèm thịt người vì nó đã được thưởng thức hương vị qua những cái xác chết trên chiến trường theo kiểu này[12] Người dân vùng Quỳnh Nhai kể rằng, trong các cuộc đấu súng, lính Pháp, lính da đen cùng với bộ đội và dân thường chết rất nhiều. Để tránh bị thú ăn xác, người ta phải đào sâu tới 3 m, rồi vùi xác, lấp bằng đá, tuy nhiên, hầu như xác chết đều bị hổ dữ ăn thịt trước khi quân hai bên rút đi. Sau mỗi trận càn, xác chết rất nhiều, nhưng hôm sau, người dân tìm vào rừng gom xác, chỉ còn thấy quần áo rách rưới, súng ống, máu me và xương người.[13] Hổ còn đào bới xác người để ăn thịt, tại làng Thủy Ba, khi người làng mới mai táng người chết xong buổi chiều đến sáng hôm sau đã thấy ngôi mộ bị đào bới, nham nhở vết chân hổ, tại huyệt mộ đã không còn thấy xác người chết.[14]

Xung đột về môi trường

Hổ là động vật phàm ăn, khi con mồi khan hiếm, một số con hổ sẽ tấn công người

Do các tác nhân về phân bố và môi trường sinh sống, những con hổ ở châu Á thường sống trong một phạm vi gần với phân bố của con người, đặc biệt là ở những vùng làng bản, sơn cước gần núi rừng. Những vụ tấn công người là một vấn đề thường xuyên ở Ấn Độ, đặc biệt là trong vùng Kumaon, Garhwal và các đầm lầy ngập mặn Sundarbans. Ở Ấn Độ, hàng triệu người nghèo phải kiếm ăn trong các khu rừng hay trên những con sông, nơi thú dữ luôn rình rập. Vườn quốc gia Sundarbans là một trong những khu bảo tồn loài hổ Bengal lớn nhất thế giới, dù đã có nhiều vụ hổ tấn công gây chết người đã xảy ra tại đây trong năm nay, tuy nhiên người dân xung quanh vẫn mạo hiểm đến bắt cua để đem bán kiếm tiền.[15]

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp hổ ăn thịt người do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là vì khan hiếm thức ăn và bị mất địa bàn sinh sống, do tốc độ khai hoang ngày càng được đẩy mạnh[16] dẫn đến môi trường sống của loài hổ ngày càng bị thu hẹp. Chẳng hạn như con người và động vật đụng độ nhau ngày càng nhiều ở Indonesia do nạn phá rừng lấy gỗ và lấy đất trồng cọ, phần lớn là động vật thua cuộc[17] chính nạn phá rừng và săn thú bừa bãi đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là hổ tấn công người ở Indonesia.[18] Trong tự nhiên, lãnh địa bất khả xâm phạm của chúng lên đến 4.000km2[19][20]Huế, thời điểm hổ hoành hành dữ dội nhất là khoảng ba tháng cuối năm. Thời gian này, động vật trong rừng bắt đầu ngủ đông. Thức ăn khan hiếm buộc hổ phải ra khỏi rừng, liều lĩnh nhằm vào các chuồng trâu , vật nuôi tại các gia đình để săn mồi.[21]

Tính phàm ăn

Hổ là loài động vật rất phàm ăn,[22] chúng có nhu cầu tiêu thụ thức ăn hàng ngày rất lớn. Con mồi của hồ thường là nai, trâu, lợn rừng... Hổ Bengal thường săn hươu, nai hay các con vật nặng trên 45 kg (100 lb), nhưng khi quá đói, chúng có thể ăn thịt bất kỳ con vật nào có thể ăn được, từ ếch nhái, , vịt, cá sấu và cả con người. Những ước tính cho thấy, trung bình trung bình hổ ăn từ 3 đến 6 kg thịt trong một ngày[23] và ước tính trung bình mỗi năm, một con hổ cần săn được 50 con hươu hoặc lợn rừng để cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho sự tồn tại của chúng[24] Một con hổ cũng có thể ăn tới 20–30 kg một ngày và có thể nhịn ăn khoảng vài ngày (phần còn lại chúng sẽ đem giấu và sẽ trở lại ăn cho đến hết con mồi), trong đó hổ Bengal có thể ăn tới khoảng 30 kg (66 lb) thịt một ngày.[25] Trong điều kiện nuôi nhốt, trung bình mỗi ngày hổ ăn hết khoảng 5–7 kg thịt các loại như thịt lợn, thịt gà, thịt bò[26] (nhiều vườn thú cho hổ ăn 5 kg thịt một ngày, trong đó, có 4 kg thịt bò bắp, hoặc thăn và 1 kg sườn lợn,[27][28] nếu hổ đến giai đoạn hổ trưởng thành thì có thể cho ăn các loại đầu, chân, cánh gà[10][22]). Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27,2 kg thịt mỗi bữa,[29] mỗi ngày, một con hổ trưởng thành ăn 10 kg thịt bò. Mặc dù có nhu cầu thực phẩm rất lớn nhưng bản thân hổ có tỷ lệ đi săn thành công lại rất thấp, trung bình cứ 20 chuyến đi săn mồi mới được một lần thành công[23][30] do đó khi môi trường bị thu hẹp, thức ăn khan hiếm thì con người chính là con mồi lý tưởng trong sự lựa chọn của hổ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hổ_vồ_người http://www.bforest.gov.bd/highlights.php http://www.dnaindia.com/report.asp?newsid=1180734&... http://books.google.com/books?id=XFIbjBEQolMC&lpg=... http://news.msn.com/world/tiger-evades-hunters-kil... http://www3.nationalgeographic.com/animals/mammals... http://tin321.com/phap-luat/hy-huu-nhung-vu-bom-ru... http://in.news.yahoo.com/071017/48/6m2sw.html http://dsal.uchicago.edu/digbooks/digpager.html?BO... http://dsal.uchicago.edu/digbooks/digpager.html?BO... http://dsal.uchicago.edu/digbooks/digpager.html?BO...